994 - GIỚI THIỆU
Xamarin hay Xamarin Studio là công cụ phát triển native app cho Android, iOS và Windows trong ngôn ngữ lập trình C# với đầy đủ tính năng mạnh mẽ. Với Xamarin bạn sẽ không phải lập trình nhiều lần, xây dựng ứng dụng gốc cho nhiều nền tảng trên một cơ sở dữ liệu code C# được chia sẻ, sử dụng cùng một IDE, ngôn ngữ và API.
Giao diện của phần mềm phát triển ứng dụng di động Xamarin (nhấp vào hình để xem với kích thước lớn hơn)
Phát triển ứng dụng cho các loại thiết bị khác nhau có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức, đặc biệt là lại phải xây dựng chúng trên nhiều nền tảng. Ngôn ngữ C++ không phải lúc nào cũng phù hợp cho các ứng dụng nhỏ, trong khi Java mặc dù linh hoạt và mạnh mẽ, nó đòi hỏi môi trường riêng biệt của mình phải được cài đặt trên thiết bị mục tiêu. Điều này tuy không phải là một bất lợi lớn nhưng sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu phát triển ứng dụng bằng cách sử dụng môi trường di động tự nhiên vốn có. Trong trường hợp như vậy Xamarin sẽ là lựa chọn thông minh hơn cả.
Trước khi đi tiếp, bạn cần biết native app là gì: nó là một loại ứng dụng được thiết kế để chỉ chạy trên một hệ điều hành hoặc một thiết bị cụ thể, muốn chạy trên hệ điều hành hay thiết bị khác sẽ phải có sự thay đổi nhất định.
Tóm lược ưu điểm của công cụ lập trình ứng dụng Xamarin
- Cung cấp các native app Android, iOS, Windows sử dụng các kỹ năng, đội ngũ và code hiện có
- Xây dựng các native app cho nhiều nền tảng dựa trên cơ sở dữ liệu code C# được chia sẻ, sử dụng cùng IDE, ngôn ngữ và API
- Giao diện tương thích với từng nền tảng, truy cập API gốc và hiệu suất của thiết bị
- Bất cứ điều gì bạn có thể làm trong C, Swift hay Java bạn đều có thể làm trong C# với Xamarin
- Hỗ trợ cùng lúc cho các phiên bản hệ điều hành mới
Đặc điểm của công cụ lập trình ứng dụng di động Xamarin
Các ứng dụng Xamarin có vẻ ngoài và cảm giác tự nhiên vì bản chất của chúng là như thế
- Giao diện người dùng tương thích với từng nền tảng: Các ứng dụng Xamarin được xây dựng với những điều khiển giao diện người dùng gốc tiêu chuẩn, chúng không chỉ giống theo cách mà người dùng hy vọng mà hoạt động cũng như vậy.
- Truy cập API gốc: Các ứng dụng Xamarin có quyền truy cập vào toàn bộ các chức năng của nền tảng và thiết bị, bao gồm cả khả năng đặc biệt của nền tảng như iBeacons và Android Fragments.
- Hiệu suất: Các ứng dụng Xamarin tăng tốc phần cứng dựa trên nền tảng cụ thể và được biên dịch cho hiệu suất của từng hệ điều hành, thiết bị. Điều này không thể đạt được với các giải pháp thông dịch tại thời gian chạy (runtime).
Hình ảnh minh họa ứng dụng tạo bởi Xamarin trên các thiết bị khác nhau (nhấp vào hình để xem với kích thước lớn)
C# là ngôn ngữ tốt nhất để phát triển ứng dụng di động
- Nhiều kiểu hơn, gõ ít hơn: C# sử dụng kiểu suy luận để cung cấp cho các nhà phát triển sự chắc chắn nhiều hơn trong khi sử dụng ít tổ hợp phím hơn, mà không cần soạn sẵn hay những chú thích dài dòng.
- Lập trình Asynchronous (bất đồng bộ) giữ cho các ứng dụng linh hoạt (responsive). Trong ngôn ngữ lập trình C, Swift, Java, Asynchronous yêu cầu callback và bookkeeping thủ công. Cấp bậc ngôn ngữ của C# làm cho Asynchronous trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Nhiều kiểu (type) mạnh mẽ hơn, nhiều công cụ thông minh hơn: Generics đảm bảo rằng các bộ sưu tập và những kiểu phức tạp được sử dụng một cách an toàn mà không cần cast hay comment. Các công cụ Xamarin hiểu ý định của người lập trình tốt hơn nhờ vào các kiểu phong phú hơn và những lợi ích như hoàn thành code ở bất kỳ đâu.
- Chức năng lớp đầu tiên: Trong Java cho Android, lambdas là không có, trong C, lambdas rất cồng kềnh, điều này hoàn toàn khác với C#, lambdas trong C# không thể đơn giản hơn được nữa, nó giúp cho những người lập trình hướng chức năng cảm thấy dễ thở hơn rất nhiều.
Nhiều kiểu dữ liệu mạnh mẽ trong trình biên dịch code Xamarin
Chia sẻ code ở khắp mọi nơi
Sử dụng cùng một ngôn ngữ, API, cấu trúc dữ liệu để chia sẻ trung bình 75% code ứng dụng trên tất cả các nền tảng phát triển điện thoại di động. Xây dựng giao diện người dùng với Xamarin.Forms và chia sẻ gần như 100%.
Sau khi cài đặt, Xamarin sẽ được tích hợp vào tất cả các phiên bản của Visual Studio và không bị giới hạn bất kỳ tính năng nào.
Tóm lại, có thể nói đơn giản rằng Xamarin làm cho các nhà phát triển nhàn nhã hơn khi có thể phát triển ứng dụng cho nhiều nền tảng, thiết bị bằng cách sử dụng lại hầu hết code của mình, bao gồm cả giao diện và API cho mỗi nền tảng. Xamarin làm được điều đó là nhờ có được một mảng rộng các tính năng và hỗ trợ đầy đủ cho các nền tảng. Với giao diện hiện đại, điều khiển trực quan, tính năng phong phú, khả năng tổ chức không gian làm việc theo sở thích cá nhân, bạn sẽ có nhiều cảm hứng hơn để làm việc với Xamarin và tạo ra những ứng dụng chất lượng cho nhiều nền tảng mà không tốn nhiều công sức.