Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao tài sản
Bàn giao tài sản là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc bàn giao tài sản thường không được xác lập bằng văn bản thể hiện rõ các nội dung và mục đích của việc chuyển giao tài sản. Điều đó dẫn đến các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể chứng minh số lượng thực tế tài sản đã bàn giao.
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay (Bộ luật dân sự năm 2015), việc bàn giao tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản), chỉ khi xác lập thành thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao thì khi tranh chấp xảy ra mới được tòa án bảo vệ quyền lợi. Do vậy, việc xác lập các giấy tờ, biên bàn bàn giao tài sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Ngay cả trong các mối quan hệ thân thiết như: Bố con, Mẹ con, vợ chồng, hay bạn bè thân thiết... thì việc bàn giao tài sản giữa các bên cũng không thể bỏ qua.
Luật Minh Khuê giới thiệu Mẫu biên bàn bàn giao tài sản chung nhất giữa hai tổ chức/Doanh nghiệp. Đối với các cá nhân khi tiến hành bàn giao các tài sản cũng có thể sử dụng mẫu biên bàn bàn giao tài sản này (lược bỏ các yếu tố không cần thiết) nhưng bắt buộc phải có các nội dung cơ bản như các bên bàn giao tài sản (thông tin cá nhân) và nội dung, số lượng tài sản cũng như mục đích bàn giao tài sản là để làm gì ?