GIỚI THIỆU:
Jenkins là một opensource dùng để thực hiện chức năng tích hợp liên tục (gọi là CI – Continuous Integration) và xây dựng các tác vụ tự động hóa.
Nó tích hợp các source code của các members trong team lại nhanh chóng một cách liên tục, theo dõi sự thực thi và trạng thái thông qua các bước kiểm thử (Integration test, units test). Tất nhiên là nhằm giúp sản phẩm chạy ổn định.
Ví dụ, 1 project được phát triển bởi nhiều developer, mỗi developer lại viết code trên một môi trường khác nhau. Sau khi viết code, tất cả các developer đều sẽ commit code nên một source chung (Git, SVN…). Jenkins sẽ thực hiện pull source code đó về, tự động build, test và deploy lên các môi trường cho tester thực hiện test. Nếu không có lỗi thì sẽ deploy lên môi trường product. Hoặc nếu quá trình build, test bị failed (do lỗi code, do môi trường, …) thì sẽ thông báo cho developer để sửa.
Với Jenkins, các tổ chức có thể đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm thông qua tự động hóa. Jenkins tích hợp các vòng đời phát triển của một quy trình bao gồm xây dựng, tài liệu, thử nghiệm, gói, giai đoạn, triển khai, phân tích tĩnh,…
Bên cạnh đó, các Plugin trong Jenkins cho phép tích hợp các giai đoạn DevOps khác nhau. Nếu bạn muốn tích hợp một công cụ cụ thể, bạn cần cài đặt Plugin cho công cụ đó.
Ưu điểm và nhược điểm của Jenkins
Ưu điểm
- Jenkins đang được quản lý rất tích cực. Mỗi tháng, công ty phát hành Jenkins sẽ tổ chức các cuộc họp công khai và lấy ý kiến đóng góp từ cộng đồng để phát triển dự án Jenkins.
- Jenkins đã có khoảng 320 Plugin được xuất bản trong cơ sở dữ liệu Plugin của mình.
- Công cụ Jenkins cũng hỗ trợ kiến trúc đám mây để bạn có thể triển khai Jenkins trên các nền tảng dựa trên đám mây.
- Tích hợp với nhiều nền tảng CI/CD và giúp cho team được đồng bộ hóa
- Rất dễ dàng để tìm ra các lỗi trong Jenkins. Nhà phát triển có thể kiểm tra lỗi và giải quyết chúng nhanh chóng.
- Rút ngắn thời gian bàn giao dự án và linh hoạt trong công việc
- Jenkins hỗ trợ các loại kho mã nguồn khác nhau như SVN, Git, v.v. Nhà phát triển có thể đặt các trình kích hoạt khác nhau sau khi thực hiện các thay đổi trong mã.
Nhược điểm
- Giao diện của Jenkins đã lỗi thời và không thân thiện với người dùng so với xu hướng hiện tại.
- Việc quản lý bảng điều khiển Jenkins khá khó khăn khi chúng ta có quá nhiều công việc phải thực hiện.
- Việc bảo trì Jenkins không dễ dàng vì phần mềm này chạy trên một máy chủ và yêu cầu một số kỹ năng như quản trị viên máy chủ để giám sát hoạt động của nó.
- Gặp một số khó khăn trong việc cài đặt và cấu hình Jenkins.
- Bạn phải tự mình bảo trì cơ sở hạ tầng.
- Tích hợp liên tục thường xuyên bị hỏng do một số thay đổi nhỏ trong cài đặt.
- Các thay đổi do một nhà phát triển thực hiện sẽ được không hiển thị với một nhà phát triển khác trong nhóm và chỉ có người quản lý mới có quyền truy cập. Điều này làm cho việc theo dõi dự án lớn gặp khó khăn.
Cài đặt Jenkins trên Windows
Jenkins chạy bằng Java nên điều đầu tiên là bạn phải cài đặt Java. Sau đó bạn cần cài đặt thêm OpenJDK (Jenkins hiện tại chỉ hỗ trợ JDK8). Khi Java đang chạy bạn có thể cài đặt Jenkins.
B1: Chọn Tải xuống để Download Jenkins
B2: Chạy file đã tải, Nhấp vào “Next” để bắt đầu cài đặt
B3: Sau khi đã cài đặt xong phần mềm sẽ Tự động chuyển hướng đến trang Jenkins hoặc bạn có thể truy cập: http: // localhost: 8080 trên trình duyệt
B4: Mở khóa Jenkins, bạn truy cập theo đường dẫn sau: C: Program Files (x86) Jenkins secret initialAdminPassword. Thực hiện copy và dán vào Administrator password như trên hình và nhấp “Continue”.
B5: Bây giờ, bạn có thể cài đặt các plugin được đề xuất hoặc các plugin bạn thấy phù hợp.
B6: Chờ các plugin được cài đặt hoàn chỉnh
B7: Tạo user cho Jenkins. Và nhập các thông tin cần thiết và thực hiện ” Save and Continue”.
B8: Nhấp ” Save and Finish”.
B9: Nhấp ” Start using Jenkins” để khởi động Jenkins. Và xuất hiện giao diện Jenkins và có thể sử dụng.