Cách dùng hàm Vlookup trong kế toán
Bạn là một kế toán viên, bạn thường xuyên phải phải làm việc với những tài khoản, con số? Bài viết cách dùng hàm Vlookup trong kế toán dưới đây sẽ giúp ích cho công việc của bạn rất nhiều đấy.
Hàm tìm kiếm Vlookup là một hàm tra cứu và tham chiếu thông tin có sẵn rồi từ đó cho ra kết quả ở một cột - bảng khác theo một điều kiện nhất định, Hàm Vlookup à một trong những hàm được sử dụng nhiều nhất trong Excel
CÁCH DÙNG VLOOKUP TRONG KẾ TOÁN
Hàm Vlookup trong kế toán có thể giúp bạn tính khấu hao, phân bổ chi phí, tính đơn giá nhập xuất kho, tìm mã tài khoản, tên tài khoản, tên sản phẩm,........
CÚ PHÁP CỦA HÀM VLOOKUP
Giá Trị Để Tìm Kiếm: là giá trị mà chúng ta lấy để tham chiếu đồng thời có cả ở trong vùng dữ liệu tìm kiếm. Ví dụ: Tên sản phẩm, mã sản phẩm, đơn giá, thành tiền......
- Vùng Dữ Liệu Tìm Kiếm: đây là vùng dữ liệu mà chúng ta sẽ tham chiếu để tìm ra kết quả, nó phải chứa "Giá trị để tìm kiếm".
- Cột Trả Về Dữ Liệu Tìm Kiếm: là số thứ tự cột, tính từ bên trái sang của Vùng dữ liệu tìm kiếm
- Tham Số '0': lấy giá trị tuyệt đối
Ý nghĩa của việc sử dụng F4
- F4 (1 Lần): để có giá trị tuyệt đối. Tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng ⇒ $cột$dòng
Ví dụ: $A$8 ⇒ cố định cột A và cố định dòng 8
- F4 (2 Lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng - Được hiểu là cố định dòng , không cố định cột ⇒ cột$dòng
Ví dụ: A$8 ⇒ cố định dòng 8, không cố định cột A
- F4 (3lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột - Được hiểu là cố định cột, không cố định dòng ⇒ $cộtdòng
Ta sẽ lấy một ví dụ về hàm VLookup lấy Tên hàng hóa theo Mã hàng hóa từ Danh mục hàng hóa.
Trong đó:
- $B11: giá trị để tìm kiếm
- $B11,$G$20:$I$23: là vùng dữ liệu tìm kiếm
- Tham Số '2': lấy giá trị ở cột thứ 2 từ bên trái sang trong vùng tìm kiếm
- Tham Số '0': lấy giá trị tuyệt đối
Kết quả sau khi ấn Enter:
Lưu Ý:
Các bạn giữ ô kết quả B11 và kéo xuống dưới để thực hiện phép tính với 2 ô ở dưới.
Trên đây là hướng dẫn cách dùng hàm VLOOKUP trong kế toán. Thông thường, người dùng thường kết hợp hàm Vlookup và IF để bài toán được giải quyết một cách nhanh hơn. Chúng tôi hi vọng rằng sau bài viết này các bạn có thể dễ dàng dùng hàm Vlookup trong công việc kế toán của mình để công việc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.